PHÂN TÍCH CLIP CỦA TƯỚNG TRƯƠNG GIANG LONG (PHẦN 6)

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017 | comments

Phần này nói về Mỹ-Việt, chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (NPT). riêng phần quan hệ Nhật-Việt thì đã có bài viết của tác giả Hồ Đông Thụy đã làm rõ nên không cần thiết nhắc lại, các bạn quan tâm có thể tìm đọc phía dưới. Bài hơi dài hơn thông lệ, các bạn cần đọc kỹ, hiểu sâu để hiểu ý mình.

Ý 2 :MỸ-VIỆT VÀ CHUYẾN THĂM CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Quan hệ Mỹ-Việt là một quan hệ phức tạp, một bộ phận dân tộc khoái Mỹ và hướng về Mỹ, một bộ phận dân tộc khác nghi ngờ Mỹ vì đã bỏ rơi VNCH, một bộ phận khác ghét Mỹ vì những gì đã xảy ra trong chiến tranh VN, nhất là miền Bắc VN. Còn đảng CSVN thì luôn sợ Mỹ giật sập đảng. Bối cảnh chung là như thế.
Nhưng nói gì thì nói, trước âm mưu thôn tính của TQ mà chính đảng đã phải thừa nhận thì đất nước và dân tộc và cả đảng CSVN cũng cần "chơi với Mỹ". Câu nói "Việt Nam rất cần Mỹ" của tướng Long là một sự xác nhận cho các ý trên. VN và đảng CSVN đang có Nhật, nhưng chỉ trục Nhật-Úc-Ấn-Việt là chưa đủ, sau nó phải có trục Mỹ-Anh-Pháp.
Ngược lại, Mỹ cũng cần VN vì các giá trị của dân tộc và đất nước VN như tôi từng đồng ý với Hồ Đông Thụy trong bài "Giá trị VN..."đã đăng. Do đó tôi mới luôn cho rằng, và có nhiều bằng chứng cho thấy tôi đánh giá có cơ sở, là có phe "thân Mỹ" trong đảng CSVN.
Chính sách của Mỹ trong 30 năm với đảng CSVN, từ 1986 đến 2016 là chính sách vừa chuyển hóa vừa lật đổ. Một mặt Mỹ dẫn dắt tư bản thực hiện chiến lược lớn "dùng kinh tế để chuyển hóa chính trị" để nâng cao tư duy và ý thức đòi tự do-dân chủ cho nhân dân Việt Nam, vừa chủ động ủng hộ, kết nối với phong trào đấu tranh chính trị đối lập của người Việt trong và ngoài nước để lật đổ đảng CSVN, Đây chính là điều làm cho đảng CSVN "sợ và ghét Mỹ".
Trước đây đảng CSVN khi còn không chơi với tư bản thì dùng Liên Xô để cân bằng ảnh hưởng với TQ nhưng thất bại. Sau khi đảng CSLX mất quyền lực, buộc đảng CSVN phải quay qua phía Mỹ. Chính điều này là cội nguồn của sự chuyển hóa trong đảng CSVN.
Trong tình thế VN chuyển hóa quá chậm nhưng lại bị TQ uy hiếp quá nhanh thì phong trào dân chủ của VN tuy có phát triển nhưng sau 30 năm đã không đủ tầm như Mỹ mong muốn, cũng như sự trỗi dậy quá nhanh của TQ làm Mỹ phải thay đổi chính sách dân chủ hóa VN hiện nay.
Mỹ hiểu rằng nếu để "mất hẳn" VN vào tay TQ thì Mỹ mất 1 lá bài quan trọng đủ tầm để dẫn dắt khối Asean (cũng do Mỹ hậu thuẫn ra đời khi xưa) chống Trung, nghĩa là mất hẳn khu vực Đông Nam Á, chưa kể hiệu ứng Domino phía sau.
Nếu chúng ta biết rằng khoảng 2 năm nay, Mỹ rất dè dặt khi tiếp nhận hồ sơ nhân quyền-tù chính trị có dính dáng đến một đảng phái người Việt ở Mỹ vì sự đấu tranh "sai hướng" của đảng phái đó thì chúng ta sẽ thấy rằng Mỹ đã chán nản phong trào dân chủ VN ở mức độ nào và buộc Mỹ phải thay đổi đối sách chuyển hóa VN và đảng CSVN.
Đó là đầu tư và ủng hộ lớp trẻ trong nhân dân và đảng. Để thúc đẩy dân chủ ở VN đi đúng về hướng nhân bản, xóa bỏ hận thù, dựa trên lòng yêu nước sâu sắc và cái nhìn mới về Mỹ. Các yếu tố này mới đủ sức tạo ra 1 phong trào dân chủ mới, "một đảng CSVN mới" đủ sức thúc đẩy dần dần VN đến một thể chế dân chủ pháp trị và "trung lập trong mạnh mẽ" với TQ thật sự.
Sự ảnh hưởng của Mỹ đã dẫn đến kết quả là đảng đã chia làm 2 phe lớn đấu nhau rõ rệt với nhiều bằng chứng mà nhân dân đã thấy trong cao trào 10 năm nay mà đỉnh điểm của nó là ĐH 12 vừa qua mà ai cũng biết.
Tuy nhiên Mỹ phải vì Mỹ và đó là cái đểu của Mỹ trong bang giao quốc tế mà VN (và nhiều nước khác) đã nếm quả đắng. Ngay cả Nhật là một đàn em lâu đời với Mỹ, nhưng vẫn luôn lo Mỹ sẽ bán đứng mình khi cần. Thế nên mỗi khi Mỹ-Trung có cuộc tiếp xúc thượng đỉnh là sau đó Nhật đều gào lên đòi Mỹ phải bạch hóa các nội dung thỏa thuận và ký kết mà có liên quan đến Nhật và bàn cờ châu Á.
Phong trào dân chủ VN lâu nay nhiều lúc tỏ ra "Mỹ hóa" quá mức chính là sai lầm và không đủ sức để thuyết phục quần chúng, và cả bộ phận cải cách trong đảng chính là vấn đề này.
Cái cần thay đổi là không phải lúc nào cũng trông mong ở Mỹ, mà phải làm sao để vừa hợp tác với các chính sách dân chủ-nhân quyền của Mỹ trên cơ sở lợi ích chung (chứ không phải để đánh bóng hình ảnh cá nhân/phe nhóm của mình), vừa đủ kềm chế để được quần chúng có tầm và đảng viên cải cách ủng hộ là bước đi hợp lý để mạnh lên. Muốn làm cái này thì chỉ có thể dựa trên lòng yêu nước, vì lợi ích dân tộc bền bỉ, sâu sắc và dùng nó làm tư duy căn bản nhất.
Cuộc đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng chính là thể hiện chính sách nước đôi và bỏ rơi đồng minh khi cần của Mỹ. Trong bối cảnh Mỹ dù ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng (NTD) nhưng không chắc ăn là ông NTD sẽ thắng cuộc và cũng chưa sẵn sàng để "vì Mỹ và vì VN mà va chạm vũ trang với TQ", nên mở ra cánh cổng đón tiếp ông NPT. Ngược lại ông NPT cũng cần cho đảng thấy không chỉ có thủ tướng là "biết chơi" với Mỹ mà tổng bí thư cũng có thể làm khi cần. Đó chính là bối cảnh sâu xa nhất của chuyến thăm.
Trước khi đi Mỹ thì ông NPT đi Nhật và Hàn Quốc, là hai nước thân cận với Mỹ ở châu Á, cũng chính là "nhờ cậy" các nước này vận động thêm cho chuyến thăm.
Thực ra tướng Long nói ..hơi nổ. Ông NPT được Mỹ đón theo nghi lễ như Mỹ đón ông Trương Tấn Sang năm 2013 và ông Nguyễn Tấn Dũng năm 2008 chứ chả có gì khác. Tướng Long cũng quên là trước khi TBT của đảng CSVN thăm Mỹ thì đã có TBT của đảng CSLX thăm Mỹ (Gorbachov năm 1987)
Nếu ông NTD có thể giúp Mỹ "hiện diện" ở một mức độ nào đó ở VN và trong đảng CSVN thì ông NPT cũng phải có những "quà tặng" tương đương cho Mỹ, có thể ít hơn một chút. Chính vì vậy mà trong tuyên bố chung Mỹ-Việt sau đó, chúng ta thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đồng ý thay đổi, nhượng bộ nhiều cái về hợp tác chính trị Mỹ-Việt, về nhân quyền, cải cách tư pháp...
Sự thất bại của thủ tướng NTD ở ĐH 12 nó đến một phần từ lối bắt cá hai tay và chưa sẵn sàng ở phút 89 của Mỹ, sự uy hiếp an ninh quốc gia VN của TQ (2 lần đưa giàn khoan vào VN năm 2014 và 2015) và chính bản thân ông NTD ý thức được khả năng của mình, không vì cái ghế TBT mà đẩy VN vào nguy hiểm (va chạm vũ trang với TQ) quá sớm, trong khi Mỹ chưa tỏ ra đã sẵn sàng "đứng sau VN" và sau lưng ông.
Đó cũng là lý do khi Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry qua VN trước khi hết nhiệm kỳ (đầu tháng 1/2017) đã muốn gặp ông NTD nhưng ông NTD từ chối.
Cuộc cờ chuyển hóa VN ông đã làm xong vai trò của mình và trái bóng đang nằm trong chân Mỹ, Mỹ không đá thì thôi chứ ông gặp để làm gì nữa để ông thêm "phiền phức" với đảng ? Chính vì vậy mà tướng Long mới nói hàm ý " thưa các đồng chí, Mỹ nó sẵn sàng rồi, nó biết hết rồi, nó có chiến lược hết rồi.."
Nhưng sau khi thắng cuộc ở ĐH 12, có vẻ tổng bí thư đã quên những gì thỏa thuận trong tuyên bố chung Việt-Mỹ mà ông chủ trì khi đó. Bộ luật hình sự mới 2015 mà phía Mỹ đánh giá cao trong cải cách tư pháp đã không ban hành (vì lý do..nghe không thuyết phục), tòa án hiến pháp cũng không có (dù đích thân phó chánh án tối cao Mỹ qua VN trực tiếp cố vấn), lại còn "dấn sâu" hơn vào TQ như các bài trước đã phân tích.
Chính sự thất vọng về phong trào dân chủ VN, về đảng CSVN sau đại hội 12 đã đưa đến việc Trump và Mỹ phải thay đổi lối chơi Mỹ-Việt, bỏ lơ VN và đảng CSVN không nhắc đến. Thay vì chờ phong trào dân chủ VN và đảng CSVN chuyển hóa chậm chạp (như thời Obama) thì tính bài đẩy VN ra "thí tốt" trong cuộc cờ Biển Đông. Tạo ra một cuộc va chạm cục bộ giữa hải quân VN và hải quân TQ là không quá khó khi tình báo Mỹ muốn.
Cả VN và TQ đều biết điều này và lo ngại điều này, nên một mặt thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải nói "sẵn sàng đi Mỹ" , vừa phái chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam sang gặp tư lệnh hải quân TQ Thẩm Kim Long chính là để phòng ngừa nguy cơ này.
Mỹ chán đảng CSVN, chán phong trào dân chủ VN. Trump cũng thế, là người của hành động và quyết đoán, Trump không khoái chính sách đu dây và thường không giữ lời hứa của đảng CSVN, Trump chán cả phong trào dân chủ VN (một nửa phong trào dân chủ chửi Trump khùng điên ngu dốt vừa qua). Đó là bối cảnh của VN mà tôi đã nói ngay sau khi Trump thắng cử.
Chìa khóa để giải bàn cờ là bộ phận chuyển hóa (đổi mới 2) trong đảng mà ông NTD để lại phải giữ đươc ngọn cờ, về phía quần chúng tiến bộ và phe dân chủ cũng phải thay đổi tư duy và tư thế đấu tranh của mình thì mới có hi vọng đưa đất nước ra khỏi thế kẹt và nguy cơ thí tốt và lệ thuộc TQ hiện nay.
Kỳ sau : Kết luận
NAD
Chia sẻ bài viết này :


Đăng nhận xét

 
Copyright © 2014. Nhà Báo Nguyễn An Dân - All Rights Reserved
Proudly powered by Blogger